Hóa liệu pháp là phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Không thể phủ nhận những hiệu quả trong điều trị bằng hóa chất diệt ung thư. Tuy nhiên người bệnh cũng phải đổi mặt với những tác dụng phụ không mong muốn do truyền hóa chất gây nên. Chính vì vậy xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất là rất quan trọng góp phần giúp họ đủ sức khỏe vượt qua được bệnh tật.
Tại sao phải xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất?
Phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư đó là đưa hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư vào cơ thể (đường tiêm hoặc uống). Lúc này hóa chất diệt ung thư sẽ tác động trên toàn cơ thể khác với xạ trị hay phẫu thuật chỉ tác động được một khu vực nhất định. Khi hóa chất vào cơ thể chúng không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào bình thường gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. Các tác dụng phụ hay gặp đó là:
- Mệt mỏi, mất ngủ
- Chán ăn, buồn nôn, nôn
- Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy
- Rụng tóc, da dễ bong tróc, khô ngứa
- Viêm răng miệng
- Thiếu máu…
Có thể thấy các ảnh hưởng xấu từ căn bệnh ung thư cũng như các tác dụng phụ của hóa trị làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém. Tình trạng trên kéo dài dần dần bệnh nhân sẽ dễ bị suy kiệt, giảm đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Chính vì vậy xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất là rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm nào, chế biến ra sao,… để phù hợp với tình trạng bệnh lý sẽ giúp người mắc ung thư đang điều trị dễ dàng hơn trong việc ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng. Vậy truyền hóa chất xong nên ăn gì?
Xem thêm: Hạch ở cổ nổi lên nguy hiểm như nào?
Chế độ ăn cho người truyền hóa chất
Chế độ ăn cho người truyền hóa chất cần tuân thủ một số lưu ý sau:
Thực phẩm nên ăn
Thực đơn cho người truyền hóa chất cần bổ sung các thực phẩm sau:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn: glucid, lipid, protid, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ hợp lý.
- Các thực phẩm thịt lợn nạc, thịt bò, cá, tôm, cua, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa… chứa hàm lượng protein cao. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hình thành kháng thể cũng như tu sửa, xây dựng các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung nguồn thực phẩm giàu protein sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng. Một số loại thịt đỏ chứa hàm lượng sắt lớn- rất có lợi cho người bệnh đang hóa trị vì chúng tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể.
- Lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, ngô, lúa mạch, đậu, hạt bí ngô, hạt vừng… chứa nhiều vitamin, protein thực vật, chất xơ và khoáng chất. Chúng là nguồn bổ sung dinh dưỡng cần thiết, dễ hấp thu và giúp hỗ trợ người bệnh trong các vấn đề về tiêu hóa khó. Tuy nhiên với người đang tiêu chảy không nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt vì có tính kích thích đường ruột làm tiêu chảy nặng hơn.
- Các loại rau xanh đặc biệt họ nhà cải có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng cao. Rau giúp dễ dàng đào thải các chất độc qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất trong rau xanh sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại quá trình ung thư hóa.
- Bổ sung các loại trái cây cam, quýt, bưởi, chanh,… và uống nhiều nước. Có thể pha chế các loại trái cây thành sinh tố, nước ép để dễ ăn hơn và bổ sung được nước nhiều hơn. Trái cây chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Nó giúp ức chế quá trình phát triển của khối u và phòng chống các nhiễm trùng.
Thực phẩm không nên ăn
Thực đơn cho người truyền hóa chất cần tránh các loại thực phẩm sau:
- Không nên ăn các loại thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín.
- Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ nướng, chiên rán.
- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn: thịt hun khói, thịt ướp muối, xúc xích, giò, chả,…
- Hạn chế các đồ ăn cay nóng, thức ăn đậm gia vị hay chứa nhiều acid.
- Không nên uống rượu bia, thức uống có cồn, cafe hoặc các loại nước ngọt có gas.
Các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất
Người bệnh và gia đình khi xây thực đơn cho người bệnh ung thư truyền hóa chất cần đảm bảo:
- Đa dạng thực phẩm và đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, thường xuyên thay đổi các món ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày. Giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, giảm buồn nôn, nôn, khó tiêu nhưng vẫn đảm bảo duy trì năng lượng cho một ngày.
- Chế biến thức ăn thành dạng mềm, lỏng, súp dễ tiêu hóa.
- Hạn chế các món chế biến bằng chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ. Nên ăn các món chế biến bằng hấp, luộc vừa giúp giữ lại các chất dinh dưỡng nhiều vừa dễ ăn.
- Không nên nêm gia vị quá mặn, chua cay hay mùi quá nồng. Các món ăn nên đảm bảo tính thanh đạm.
- Đối với người bệnh bị buồn nôn và nôn sau truyền hóa chất hãy cho người bệnh ăn ít hơn hoặc có một số đồ ăn nhẹ (ngũ cốc, phomai, bánh quy…), cũng có thể ăn ngay khi cảm thấy đói. Ngậm hay uống một ít gừng có thể làm giảm tình trạng này.
- Đối với người bệnh tiêu chảy: tránh thức ăn thớ to (các loại hạt, rau sống), hạn chế thức ăn nhiều chất béo và các loại thực phẩm sinh hơi (hành tỏi, bắp cải và nước có gas), bù nước điện giải, uống ít nhất một cốc nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng.
- Với người bệnh bị vấn đề táo bón: bổ sung thêm rau và trái cây, tăng cường chất xơ trong bữa ăn, uống nhiều nước ấm.
- Người bệnh đau, loét miệng: thức ăn nên nhạt, mềm, ẩm, chế biến kích thước nhỏ, có thể để lạnh vừa phải hoặc ở nhiệt độ phòng. Hạn chế thức ăn nhiều gia vị, vệ sinh miệng sau ăn bằng các loại dung dịch chuyên dụng không chứa cồn.
Ngoài ra người bệnh sau truyền hóa chất cần phải được tham khảo và tư vấn từ các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề ăn uống để có một thực đơn hợp lý nhất.
Một số lưu ý khác sau khi truyền hóa chất
Ngoài xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất, người bệnh và gia đình cũng cần phải lưu tâm tới chế độ sinh hoạt cũng như theo dõi các tác dụng phụ tại nhà như thế nào. Vậy sau khi truyền hóa chất nên làm gì ngoài các yếu tố dinh dưỡng hợp lý ra?
- Luyện tập tăng cường sức khỏe sau điều trị: sau điều trị luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và làm tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như thiền, đi bộ, yoga, thậm chí là đọc sách hoặc nghe nhạc hay đi chơi với người thân.
- Phòng chống nhiễm trùng: căn bệnh ung thư và điều trị hóa trị sẽ làm bạn dễ nhiễm trùng bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy phòng chống nhiễm trùng là việc rất quan trọng. Người bệnh cần: vệ sinh thân thể; vệ sinh tay đúng các bước và thời điểm; vệ sinh răng miệng: đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày; súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng; hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm; luôn trang bị bảo hộ khi làm việc,…
- Cần theo dõi các tác dụng phụ sau truyền hóa chất. Khi gặp các vấn đề sau cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất: sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi; nôn nhiều trong ngày; tiêu chảy khó cầm hoặc phân nhầy máu; khó thở; vàng da niêm mạc; đau đầu nặng không đỡ,…
Xem thêm: Công dụng thần kỳ và cách dùng của tảo nâu Nhật Bản
Trên đây là những thông tin tham khảo về thực đơn cho người truyền hóa chất từ dược sĩ Kuren Fucoidan. Mong rằng quý độc giả sẽ có những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng cho người bệnh sau truyền hóa chất!