Bệnh tuyến giáp có tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Không chỉ điều trị mà ngay cả chế độ ăn cùng sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Hãy cùng Thế giới Fucoidan tìm hiểu u tuyến giáp kiêng ăn gì, thực phẩm nào tốt cho tuyến giáp.
Chế độ ăn quan trọng với người mắc bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan thiết yếu, tiết ra hormone tác động đến chuyển hóa năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp ngày càng một tăng cao, ở các lứa tuổi khác nhau.
Vì vậy, song song với việc tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị. Những câu hỏi như bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, u tuyến giáp kiêng ăn gì, u tuyến giáp nên ăn gì, hay thực phẩm tốt cho tuyến giáp gồm những loại nào, … thường làm chúng ta lúng túng.
Chủ đề về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp nói riêng đã, đang và vẫn tiếp tục là một chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu luôn tìm tòi để đưa ra những lời khuyên hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Để có cái nhìn rộng hơn và sâu hơn, chúng ta sẽ tự trang bị cho mình kiến thức về một số bệnh tuyến giáp hay gặp và chế độ ăn cho từng bệnh đó, từ đó trả lời được câu hỏi u tuyến giáp kiêng ăn gì, bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, u tuyến giáp nên ăn gì và loại thực phẩm nào tốt cho tuyến giáp.
Một số bệnh tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp rất đa dạng, để dễ tiếp cận chúng ta có thể nhóm vào các bệnh hay gặp đó là: cường giáp, suy giáp, u tuyến giáp lành tính, ung thư tuyến giáp, …
Cường giáp
Cường giáp là bệnh đặc trưng bởi tăng quá trình chuyển hóa và tăng nồng độ hormon tuyến giáp trong cơ thể. Cường giáp có nhiều nguyên nhân: bệnh Basedow (hay còn gọi bệnh Graves), viêm tuyến giáp, cường giáp do thuốc, cường giáp do ăn uống vào thuốc hoặc thực phẩm có quá nhiều iod, mang thai, …
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng có quá ít hormon tuyến giáp. Suy giáp hay gặp do bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp, suy giáp sau khi điều trị xạ trị ung thư thanh quản, suy giáp sau điều trị iod phóng xạ, suy giáp do thiếu iod, suy giáp do dùng thuốc, suy giáp do u tuyến yên, suy giáp cho chấn thương tuyến yên, suy giáp sau phẫu thuật tuyến yên,…
U tuyến giáp lành tính
Là sự quá sản lành tính của mô tuyến giáp. Tùy vào đặc điểm của từng khối u mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Ví dụ u tuyến giáp lành tính kích thước rất nhỏ, không gây rối loạn hormon tuyến giáp, đã sinh thiết chọc hút kim nhỏ cho kết quả lành tính, thì theo dõi định kỳ và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt.
Nếu khối u quá to gây đau, chèn ép, khó thở, …thì có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các khối u tuyến giáp lành tính kích thước nhỏ hơn có thể can thiệp đốt bằng sóng cao tần (RFA), sử dụng iod phóng xạ, và kết hợp các thuốc điều trị khác.
Bệnh có tính chất lành tính, nhưng chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến diễn biến bệnh và điều trị bệnh. Thông tin u tuyến giáp kiêng ăn gì, u tuyến giáp nên ăn gì sẽ được đề cập rõ hơn ở phía sau.
Ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp là sự phát triển ác tính của tổ chức tuyến giáp, phát triển âm thầm và kéo dài, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tích cực, kịp thời sẽ có tiên lượng tốt. Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật, iod phóng xạ 131, xạ trị, … Khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh thường chán ăn và sụt cân, vì nguyên nhân triệu chứng của bệnh, do đau đớn và tâm lý suy sụp, kết hợp với tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Vì vậy chế độ dinh dưỡng đúng cách, và đầy đủ là cực kỳ quan trọng.
U tuyến giáp kiêng ăn gì?
Khi phát hiện ra bệnh lý tuyến giáp, người bệnh rất băn khoăn bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, hay u tuyến giáp kiêng ăn gì.
Ở các bệnh nhân có cường giáp, bệnh ung thư tuyến giáp đang cần phải điều trị với iod phóng xạ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn nên tuân thủ chế độ ăn ít iod trong một thời gian ngắn. Chế độ ăn ít iod có nghĩa là đưa vào cơ thể ít hơn 50 microgam iod trong một ngày. Chế độ ăn ít iod thường cần phải tuân thủ 7 đến 10 ngày từ trước khi điều trị iod phóng xạ và kéo dài thêm 1 đến 2 ngày sau đợt điều trị đó. Nếu không thì sẽ không đạt tối đa hiệu quả điều trị của thuốc.
- Muối ăn bao bì có chữ “iod”: Muối ăn là nguồn mang lại iod chủ yếu cho hầu hết mọi người. Bất kỳ loại muối nào trên bao bì ghi nhãn “iod” đều có thêm iod vào đó.
Ngoài ra, iod cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm khác, bao gồm các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng và một số loại cá, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp:
- Bánh mì, bánh ngọt và ngũ cốc đóng gói mà trên danh sách thành phần bao bì có ghi “kali iodat” hoặc “canxi iodat”.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại trà, nước trái cây và đồ uống mà thành phần chứa màu nhuộm thực phẩm màu đỏ.
- Rong biển, tảo bẹ, sô cô la, sốt mayonnaise, mỡ lợn… Thực phẩm đóng gói, các loại nước sốt và gia vị có chứa thêm muối.
- Rau đóng hộp (thường chứa muối iod), vỏ khoai tây, rau đông lạnh có thêm muối và súp đóng hộp với đậu hoặc đậu lăng. Đậu và đậu lăng còn tươi, khô hoặc ở dạng đóng hộp.
- Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành: dầu đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, váng đậu, bột đậu, đồ chay làm từ đậu nành,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ, phô mai, sữa chua và kem.
- Các loại thịt được chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích và thịt nguội.
- Cá hải sản đánh bắt từ đại dương (bao gồm cả những động vật có vỏ), sushi và lòng đỏ trứng.
- Bất kỳ sản phẩm nào trong bảng thành phần trên bao bì có ghi chứa iodat, iodua, chất điều hòa bánh mì iodat, algin, alginate, agar-agar hoặc carrageenan.
Với thông tin gợi ý trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi u tuyến giáp kiêng ăn gì, và có sự chuẩn bị chu đáo trong dinh dưỡng hàng ngày cho từng thành viên gia đình mình khi cần thiết.
U tuyến giáp nên ăn gì?
Từ khía cạnh những nhóm thực phẩm u tuyến giáp kiêng ăn gì vừa kể trên, người bệnh u tuyến giáp trong giai đoạn cường giáp, bệnh ung thư tuyến giáp cần điều trị iod phóng xạ có thể lựa chọn ăn loại thực phẩm gì, loại thực phẩm nào tốt cho tuyến giáp
- Các loại thực phẩm chứa tinh bột: gạo, bún, miến, phở, bánh đa, ngũ cốc, bánh mì tự làm được làm bằng muối không chứa iod và không có trứng cũng như không có sữa. Ngũ cốc và mì ống không thêm iod hoặc thành phần có iod.
- Các loại trái cây tươi: ăn đa dạng các loại trái cây, và tăng khẩu phần trái cây hàng ngày.
- Rau xanh và đa dạng các loại rau, nếu ăn khoai tây thì phải gọt vỏ (nhiều người ở châu Âu và châu Mỹ có thói quen chế biến món ăn từ khoai tây chỉ rửa sạch mà không gọt vỏ). Một chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả sẽ cung cấp cho cơ thể chất xơ, vitamin cần thiết, chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng.
- Các loại thịt tươi: thịt lợn, thịt bò lượng vừa đủ, thịt gà. Lòng trắng trứng.
- Dầu thực vật cùng các loại gia vị khác ngoài muối thì chọn loại mà thành phần không có iod. Sô cô la không có sữa, đậu nành hoặc muối.
- Trà, cà phê, nước trái cây và các đồ uống khác không có màu nhuộm thực phẩm màu đỏ.
Xem thêm: Ung thư gan nên ăn gì?
Với những chia sẻ từ Kuren Fucoidan, đối với bệnh tuyến giáp, cùng với việc tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta cần có điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, lựa chọn loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp, chú ý những loại u tuyến giáp nên ăn gì, u tuyến giáp kiêng ăn gì. Sự điều chỉnh chế độ ăn này này phải phù hợp với sự tư vấn của các chuyên gia y tế, không quá khắt khe và cũng không được chủ quan. Trên cơ sở ấy, quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện hơn.