Chỉ trong năm 2020, Việt Nam đã có 16.426 ca mắc mới và 8.524 ca tử vong vì ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thì cơ hội sống khỏe mạnh của các bệnh nhân có thể lên tới 90%. Vậy khi mắc ung thư đại trực tràng dấu hiệu nhận biết như thế nào? Xem ngay bài viết của Kuren Fucoidan để phát hiện bệnh kịp thời cô bác nhé.
Ung thư đại trực tràng là gì?
Ngày nay, tỷ lệ người mắc ung thư đại trực tràng ngày càng tăng, đồng thời có xu hướng trẻ hóa đối với độ tuổi. Bệnh bắt nguồn từ vùng đại tràng hoặc trực tràng của người bệnh.
Theo thống kê, ung thư đại trực tràng chủ yếu phát sinh do sự tăng sinh bất thường tại niêm mạc đại trực tràng, hay còn gọi là polyp. Ngoài ra, các tổn thương có sẵn tại đại tràng hoặc trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng mang đến rủi ro cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Quá trình tiến triển và thời gian chuyển đổi thành ung thư không đồng đều giữa các loại polyp. Sự phát triển của ung thư đại trực tràng được mô tả qua các giai đoạn như sau:
- Ban đầu, tế bào ung thư xuất phát từ lớp niêm mạc ở phần trong nhất của đại trực tràng. Chúng có thể phát triển từ vài lớp đến tất cả các lớp niêm mạc.
- Sau khi xuất hiện tại thành đại trực tràng, các tế bào ung thư có xu hướng xâm nhập vào mạch máu, mạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Các giai đoạn phát triển của ung thư đại trực tràng được đánh giá dựa trên mức độ xâm lấn và di căn của tế bào ung thư tại thành đại trực tràng và các cơ quan lân cận.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng không được bỏ qua!
Hơn 70% bệnh nhân ung thư đại trực tràng khi đến khám đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc phát hiện bệnh từ sớm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình khi mắc ung thư đại trực tràng, tuyệt đối không được bỏ qua.
Đau bụng không rõ nguyên nhân
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình và xuất hiện sớm nhất của bệnh ung thư đại trực tràng. Các cơn đau này xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày và vị trí cơn đau thường ở vùng bị ung thư. Thời gian đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, càng về sau đau nhiều hơn. Đặc biệt, khi ở giai đoạn muộn ung thư đại trực tràng dấu hiệu thường thấy là đau bụng từng cơn, đôi khi thấy sôi bụng, sau khi trung tiện được thì hết đau. Đặc biệt, ung thư ở đại tràng trái thường đau dữ dội khi có biến chứng tắc ruột.
Cân nặng giảm bất thường
Nếu cô bác gặp tình trạng sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân thì nên đi kiểm tra sức khoẻ ngay. Bởi rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hoá
Theo thống kê, có đến 60% bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng dấu hiệu gặp phải là táo bón xen kẽ với đi cầu lỏng.
Táo bón thường thấy ở những bệnh nhân ung thư đại tràng trái nhiều hơn. Nguyên nhân táo bón là do các khối u làm hẹp lòng ruột, gây cản trở lưu thông của phân, từ đó làm ứ đọng phân. Táo bón kéo dài sẽ làm cho người bệnh khó chịu, nhức đầu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt, nếu dùng thuốc nhuận tràng thì có thể đi tiêu trở lại, nhưng sau đó lại táo bón lại tiếp diễn.

Đặc biệt, khi phân bị ứ đọng lâu ngày sẽ gây ra quá trình thối rữa và lên men, sinh nhiều hơi, làm bụng chướng đồng thời cũng tăng bài tiết chất nhầy ở ruột. Những chất nhầy này sẽ làm cho bệnh nhân đi cầu lỏng với phân lẫn chất nhầy.
Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
Đi ngoài kèm máu
Khi mắc ung thư đại trực tràng dấu hiệu cần đặc biệt lưu tâm là khi đi đại tiện thường có máu, nhỏ giọt, phủ lên phân. Tuy nhiên mọi người thường sẽ nhầm lẫn triệu chứng này với các dấu hiệu của bệnh trĩ, và cuối cùng tự để bệnh phát triển quá lâu dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Điểm khác biệt giữa 2 triệu chứng này là khi mắc ung thư đại trực tràng thì phân sẽ xuất hiện thêm ít chất nhầy của niêm mạc ruột.
Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt
Người khi mắc ung thư đại trực tràng dấu hiệu điển hình là cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu này rất hay bị bỏ qua và nhầm lẫn với các tình trạng bệnh thông thường. Do đó, cô bác cần đặc biệt chú ý.

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng
Từ những triệu chứng trên khi quyết định đi thăm khám, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện một loạt các phương pháp xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác. Các phương pháp này bao gồm:
- Xét nghiệm máu trong phân: Được thực hiện với mục đích hướng dẫn cho việc tiến hành nội soi đại trực tràng, giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tổn thương ung thư đại trực tràng.
- Xét nghiệm các marker ung thư như CEA, CA 19.9, CA 74,… trong máu: Giúp định hình hướng đi cho việc thực hiện nội soi đại trực tràng.
- Siêu âm ổ bụng: Phát hiện gián tiếp các tình trạng như lồng ruột, tắc ruột, hay sự dày của thành đại tràng, do sự phát triển của khối u.
- Nội soi đại trực tràng toàn bộ kết hợp sinh thiết: Phương pháp chẩn đoán cụ thể để xác định có mắc ung thư đại trực tràng hay không.
- Chụp CT scanner và chụp MRI: Sử dụng để phát hiện sự di căn của ung thư đến các cơ quan lân cận.
Điều trị ung thư đại trực tràng
Tùy theo giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp:
Phẫu thuật
- Phương pháp này thường được ưu tiên trong giai đoạn sớm để loại bỏ khối u, mô, và một số hạch bạch huyết lân cận.
- Lựa chọn giữa mổ nội soi và mở phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và độ phức tạp của bệnh.

Hóa trị
- Sử dụng thuốc qua đường uống hoặc đường tiêm để ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị có thể được áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Loại thuốc, liều lượng, và lịch trình sử dụng được cá nhân hóa tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Xạ trị
- Sử dụng tia X có năng lượng cao để diệt tế bào ung thư, hỗ trợ trước hoặc sau phẫu thuật.
- Có hai hình thức xạ trị là áp sát (đặt gần khối u) và chiếu ngoài (tia X chiếu từ xa vào khu vực khối u).
Ngoài ra, có các phương pháp khác như đốt, áp lạnh, và các chiến lược chăm sóc bổ sung khác được xem xét tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bệnh nhân.
Cách bảo vệ sức khỏe trước bệnh ung thư đại trực tràng:
Để có một cơ thể khỏe mạnh trước các tác nhân xấu thì mỗi người cần duy trì thói lành mạnh. Cô bác nên chú ý:
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên, nướng,..
- Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic. Từ đó giúp gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư, dẫn đến việc loại bỏ các chất đó khỏi lòng ruột sớm.
Xem thêm: Tế bào ung thư thích ăn gì?
- Tăng cường hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
- Ngoài ra, cô bác nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ như Kuren Fucoidan để tăng cường sức khoẻ và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu, đặc biệt là các tế bào ung thư.

Khi nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng dấu hiệu trên sẽ là cơ sở rất quan trọng mà cô bác cần lưu tâm. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về bệnh ung thư đại trực tràng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cô bác hãy liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800 6527 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng nhất.