Để quá trình điều trị ung thư gan hiệu quả, kéo dài thời gian sống, người bệnh bên cạnh việc tuân thủ khắt khe phác đồ điều trị của bác sĩ còn cần duy trì một tinh thần thoải mái, một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người mắc ung thư gan nên ăn gì, cần hạn chế hoặc tránh những món gì? Hãy cùng Dược sĩ Thế Giới Fucoidan tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Mối liên hệ giữa dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư gan
Theo thống kê của WHO, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 95 nghìn người tử vong vì ung thư, trong số đó có tới 80% bệnh nhân giảm cân và 30% bệnh nhân suy kiệt sức khỏe trước khi qua đời do khối u ác tính gây ra.
Đa số bệnh nhân ung thư tập trung vào việc điều trị mà bỏ qua việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Sự suy yếu của cơ thể thường dẫn đến suy dinh dưỡng, làm cho cơ thể mất khả năng chống lại căn bệnh.
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất, khiến cho nhiều bệnh nhân không thể tuân thủ phác đồ điều trị. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình điều trị và làm giảm tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư.
Tương tự, người mắc bệnh ung thư gan cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Khi gan bị tổn thương bởi ung thư, chức năng gan giảm sút, gây ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể. Việc không điều trị ung thư đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong.
Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại sự phát triển của khối u, nâng cao sức đề kháng và giúp cải thiện kết quả điều trị. Chế độ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gan, vì vậy người mắc bệnh ung thư gan cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Xem thêm: Bệnh ung thư có uống sữa được không? 5 loại sữa cho bệnh nhân ung thư tốt nhất
Ung thư gan nên ăn gì?
Người mắc ung thư gan thì chức năng gan sẽ bị suy yếu. Để giảm gánh nặng cho gan, tạo điều kiện tái tạo tổ chức gan, đồng thời ngăn ngừa sự hủy hoại của tế bào gan làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, người bệnh cần ăn đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Gợi ý những thực phẩm người mắc ung thư gan nên ăn như sau:
Rau củ và trái cây tươi
Ung thư gan nên ăn gì? – Chắc chắn là rau củ và trái cây tươi. Vì đây là nguồn cung cấp các chất vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc ăn rau củ và trái cây còn cung cấp chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón. Người bệnh ung thư gan nên ăn các loại rau củ, trái cây như: bí, cà rốt, bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, dâu tây, bưởi, chuối, kiwi,…
Khẩu phần rau củ, trái cây của người bệnh ung thư gan nên đảm bảo 200gr rau xanh, 300gr trái cây tươi mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chọn các loại rau củ, trái cây sạch hoặc nếu có điều kiện thì nên chọn thực phẩm hữu cơ. Trong lúc chế biến, không nên để rau củ chín nhừ vì có thể làm mất các vitamin tốt trong rau củ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ung thư gan nên ăn gì? – Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô, bánh mì đen,… là những thực phẩm rất tốt cho những người đang điều trị ung thư gan. Những thực phẩm này chứa carbohydrate, giúp sản sinh glucose, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nuôi cơ thể. Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng ngũ cốc nguyên hạt rất dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Ung thư gan nên ăn gì? – Thực phẩm ít chất béo
Người bệnh ung thư gan nên chọn những loại thực phẩm ít chất béo như các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mè, quả bơ,… Các thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa thuận lợi, làm giảm áp lực làm việc cho gan và thận.
Các loại thịt trắng
Các loại thịt trắng như cá, lươn, ếch, thịt gà, vịt,… tốt cho bệnh nhân ung thư gan hơn là các loại thịt đỏ (thịt bò, heo, dê, cừu,…). Vì những hormone và những hợp chất trong thịt đỏ có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Khuyến khích người bệnh nên ăn các món hấp, luộc để hạn chế dầu mỡ.
Sữa và sữa chua
Sữa và các chế phẩm từ sữa mang đến nguồn chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, sữa và sữa chua hỗ trợ phục hồi chức năng gan, phòng ngừa suy dinh dưỡng. Lưu ý, đối với bệnh nhân ung thư gan nên dùng tối đa 150 – 200ml sữa mỗi ngày.
Trà xanh và trà đen
Trà xanh và trà đen chứa nhóm chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư.
Ung thư gan nên hạn chế hoặc tránh ăn gì?
Sau khi tìm hiểu Ung thư gan nên ăn gì, để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh ăn các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm chiên rán, giàu chất béo: Các nhóm thực phẩm này khiến gan làm việc mệt mỏi và áp lực hơn, ảnh hưởng đến chức năng gan. Đồng thời, có thể gây khó tiêu, trướng bụng.
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Muối làm cơ thể giữ nước, tích tụ dịch trong gan. Người bệnh cần tránh đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì các loại thực phẩm này chứa nhiều muối.
- Các loại thịt đỏ, giàu protein: Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu protein sẽ khiến gan bị quá tải, hoạt động sai cách. Điều này, khiến cho các độ tố gan tích tụ và bệnh thêm trầm trọng.
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Mặc dù thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn rất tiện lợi nhưng có thể không đảm bảo vệ sinh, nhiều chất bảo quản.
- Đồ uống có cồn, có gas: Đây là nhóm đồ uống mà người bệnh nên tránh. Việc dung nạp đồ uống có cồn như rượu bia hay các loại nước ngọt có gas làm gan làm việc quá sức. Ngoài ra, rượu bia có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị, sinh ra các tác dụng phụ.
Những lưu ý khác cho bệnh nhân ung thư gan
Ngoài việc tìm hiểu ung thư gan nên ăn gì, tránh hoặc hạn chế ăn gì, người bệnh ung thư gan cần lưu ý một số điều sau để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:
Uống đủ nước:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố trong gan diễn ra dễ dàng hơn.
- Nên uống nước lọc, nước trái cây tươi, canh rau, súp…
- Hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt có ga.
Chế biến thức ăn:
- Ăn thức ăn lỏng và mềm nhằm giúp giảm cảm giác nhanh no, bởi đây là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan.
- Nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, nướng, áp chảo thay vì chiên, xào, rán.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (khoảng 5-6 bữa) để giúp người bệnh ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn, từ đó tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Hoạt động thể chất:
- Thực hiện hoạt động thể chất nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như đi bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng, yoga…
- Nên tập luyện phù hợp với sức khỏe của bản thân, tránh tập luyện quá sức.
Tư vấn dinh dưỡng:
- Người bệnh nên nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng nhằm cải thiện tích cực tình trạng bệnh.
- Bác sĩ sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của từng người bệnh.
Xem thêm: Người truyền hóa chất nên ăn gì? Thực đơn cho người truyền hóa chất
Trên đây là một số gợi ý ung thư gan nên ăn gì, tránh hoặc hạn chế ăn gì đến từ Kuren Fucoidan. Chiến binh K gan cần nắm chắc những thông tin trên để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe điều trị bệnh tốt nhất.