Ung thư miệng và những điều bạn cần biết

Ung thư miệng là bệnh lý ác tính không chỉ gây nhiều tác động có hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt và tinh thần người bệnh. Các triệu chứng ung thư miệng giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường tại miệng. Vì vậy bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Để phát hiện được ung thư miệng cần phải nắm rõ các dấu hiệu của bệnh.

Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính xuất phát ở bất kì vị trí nào của khoang miệng: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi và ung thư môi là hay gặp nhất. Hiếm gặp hơn là ung thư sàn miệng, ung thư khẩu cái,…

Ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng là gì?

Do tổn thương ác tính vùng miệng người bệnh gặp phải tình trạng ăn uống, sinh hoạt khó khăn, sức khỏe giảm sút nhanh. Giai đoạn muộn tiên lượng xấu có thể dẫn tới tử vong. Ung thư miệng nếu được phát hiện và điều trị sớm tỉ lệ sống trên 5 năm là rất cao. 

Xem thêm: Ung thư lưỡi – Những triệu chứng nguy hiểm và cách điều trị

Nguyên nhân gây ung thư miệng

Nguyên nhân gây ung thư miệng vẫn chưa được công bố chính xác. Tuy nhiên những người có các yếu tố nguy cơ sau có khả năng mắc ung thư khoang miệng cao:

  • Hút thuốc lá và uống rượu bia là nguy cơ hàng đầu của ung thư miệng. Người uống rượu nhiều nguy cơ mắc ung thư miệng cao 2-3 lần. Nếu hút cả thuốc lá và uống rượu bia thì nguy cơ gây ung thư miệng cao gấp 15 lần so với người không sử dụng.
Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Thói quen ăn trầu, vệ sinh răng miệng kém làm gây ra các tổn thương ở miệng tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng trong đó có ung thư khoang miệng. Ngoài ra việc nhai trầu còn liên quan đến bệnh lý bạch sản- là tiền đề của một ung thư.
  • Do các bệnh lý tại miệng: nhiễm virus HPV, hội chứng Plummer- Vinson, các tổn thương bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mãn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài,… là những nguy cơ cao mắc ung thư miệng.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh lý ung thư thì nguy cơ cao đời sau có thể mắc ung thư do sự di truyền hệ gen.

Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng

Các dấu hiệu ung thư miệng thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở khoang miệng, đặc biệt là khi ở ung thư miệng giai đoạn đầu. Chính vì vậy lời khuyên từ các chuyên gia đó là khi có các nguy cơ cao mắc bệnh hay gặp phải các bất thường nào đó hãy đi khám và điều trị sớm. Tuy nhiên có những dấu hiệu sau bạn cần phải biết để cảnh giác trước ung thư miệng:

  • Xuất hiện những hạt trắng bằng hạt cơm ở lợi hàm hoặc niêm mạc má.
  • Xuất hiện chấm trắng bề mặt gồ ghề, bờ mép không đều trên nền niêm mạc bình thường.
  • Xuất hiện những vết loét có thể gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn hoặc không rõ nguyên nhân và không lành sau 2 tuần.
  • Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.
  • Xuất hiện các tổn thương dạng sùi dễ loét và chảy máu.
  • Biến đổi màu sắc và tính chất một vùng niêm mạc khoang miệng.
  • Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng.
  • Vận động lưỡi miệng trở nên khó khăn, đồng thời vị giác giảm hoặc mất.
  • Dễ chảy máu vùng tổn thương mặc dù chỉ là những tác động rất nhỏ.
  • Khoang miệng có mùi hôi kèm các biểu hiện khác của ung thư miệng.
  • Sưng nổi các hạch xung quanh vùng miệng: hạch góc hàm, hạch dưới hàm, hạch cổ,…
Biểu hiện của ung thư miệng
Biểu hiện của ung thư miệng

Chẩn đoán ung thư miệng

Dựa vào các biểu hiện của bệnh nhân và qua quá trình thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thường sử dụng:

  • Khám tại chỗ: sờ nắn dưới hàm, cổ và dưới cằm để chẩn đoán hạch tại các vị trí này. Khám và phát hiện các tổn thương tại miệng, tính chất tổn thương.
  • Khám tổng quát: để biết chính xác bệnh nhân còn mắc bệnh lý nào khác, có dấu hiệu di căn không,…Sau đó sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm tiếp theo cần làm và tiên lượng sơ bộ bệnh.
  • Nội soi tai mũi họng kết hợp sinh thiết tổn thương để chẩn đoán xác định.
  • Sinh thiết mẫu mô, xét nghiệm gen và protein trong mô làm cơ sở để tìm phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chụp X-quang ngực để xác định vị trí, mức độ tổn thương đã lan rộng hay chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để đánh giá về tình trạng xâm lấn của khối u ác tính.

Điều trị ung thư miệng

Ung thư miệng hiện nay thường sử dụng các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị trúng đích. 

  • Phẫu thuật: phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u và một phần vùng mô lành xung quanh rìa khối u tránh bỏ sót tế bào ác tính. Tùy vào giai đoạn bệnh, phẫu thuật ung thư miệng được chỉ định có thể là:
  • Phẫu thuật cắt khối u đơn thuần (trường hợp khối u nhỏ, chưa xâm lấn rộng, chưa di căn); 
  • Phẫu thuật cắt u kèm nạo vét hạch cổ (ung thư di căn hạch bạch huyết hoặc có nguy cơ cao di căn hạch); 
  • Phẫu thuật cắt u và tổ chức bị xâm lấn di căn như cắt bỏ xương hàm, cắt bỏ một phần lưỡi kèm nạo vét hạch;
  • Phẫu thuật tái tạo lại vùng miệng để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Xạ trị: được chỉ định trước phẫu thuật giúp giảm kích thước khối u tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc mổ. Xạ trị cũng được chỉ định sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại và giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 
  • Hóa trị: thường được kết hợp với phẫu thuật và xạ trị để mang lại hiệu quả cao. Quá trình điều trị bằng hóa trị cũng như xạ trị đều mang lại nhiều tác dụng phụ. Với hóa trị người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi, viêm loét miệng, thiếu máu,… Với xạ trị các tác dụng phụ thường tập trung tại vị trí xạ như: khô miệng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm,…
  • Điều trị trúng đích: sử dụng các thuốc đánh vào các gen hoặc protein chuyên biệt liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Cần làm gì để phòng tránh ung thư khoang miệng?

Như ta nhận thấy các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng hầu hết là do các thói quen về ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Thay đổi các thói quen xấu này sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ung thư miệng. 

  • Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá.
Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Chăm sóc răng miệng mỗi ngày bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Chăm sóc răng miệng mỗi ngày
Chăm sóc răng miệng mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ nhóm chất cần thiết, hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa như các loại rau xanh và trái cây
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Khám định kỳ 6 tháng/ lần và tầm soát ung thư miệng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.

Tạo một thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa được bệnh. 

Xem thêm: Cảnh giác với ung thư tim hiếm gặp

Ung thư miệng là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỉ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%. Mong rằng qua bài đọc này của Kuren Fucoidan sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư miệng. Nếu có bất kỳ bất thường nào chúng ta không nên chủ quan, cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để đi khám và can thiệp kịp thờ

Bài Viết Liên Quan

Tặng ngay voucher

5-10%

Cho 50 đơn hàng đầu tiên

KUREN FUCOIDAN - FUCOIDAN NHẬP KHẨU VÌ CỘNG ĐỒNG U BƯỚU

  • Giá bán: 2.030.000/hộp 60 viên
  • Miễn phí vận chuyển toàn quốc

    • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
    • Hỗ trợ ngăn di căn,giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị trước và sau phẫu thuật
    • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch
    Mua Ngay Online Tải cẩm nang