Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư phổi rất quan trọng, vừa hạn chế ung thư phát triển, vừa giúp cơ thể hồi phục sau điều trị. Hãy cùng Kuren Fucoidan tìm hiểu ung thư phổi kiêng ăn gì, nên ăn gì, chế độ ăn cho người ung thư phổi.
Vai trò dinh dưỡng với người bệnh ung thư phổi
Việc điều trị bệnh phổi ác tính phụ thuộc nhiều đặc điểm như bệnh nền kèm theo, các chỉ số tiên lượng về giai đoạn bệnh, cũng như sự thành công của ca phẫu thuật. Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị và xạ trị có thể làm tăng stress oxy hóa. Đặc biệt, xạ trị có thể gây viêm thực quản, khó nuốt, chán ăn và mệt mỏi. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa trị có nhiều khả năng bị buồn nôn, nôn và nhanh rụng lông, tóc hơn. Những triệu chứng này có thể làm người bệnh sụt cân và dẫn đến tình trạng suy mòn suy kiệt. Thêm vào đó, hiện nay thông thường việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư được mới chỉ được quan tâm thực hiện qua đường truyền tĩnh mạch là vẫn chưa đủ cả về chất lượng và số lượng.

Các nghiên cứu gần đây khảo sát số bệnh nhân trong quá trình điều trị cho thấy đa số người mắc bệnh K phổi bị suy dinh dưỡng do họ không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc calo mà cơ thể cần. Trong nhóm lớn đó, 35% bị suy dinh dưỡng nặng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những người bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 2-5 lần.
Vai trò của dinh dưỡng càng trở nên quan trọng đối với kết quả của phẫu thuật ung thư phổi, vì suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Mặt khác một số chất dinh dưỡng và chất phytochemical trong thực phẩm đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, dinh dưỡng thiết yếu trong phòng ngừa ban đầu các bệnh về phổi trong đó có ung thư, giảm và hạn chế các tác dụng phụ của hóa xạ trị, hỗ trợ cơ thể phục hồi sau điều trị, cải thiện chất lượng sống.
Xem thêm: Bạn có biết u tuyến giáp kiêng ăn gì?
Ung thư phổi kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm nặng thêm triệu chứng tác dụng phụ của lộ trình điều trị ung thư, có loại lại ẩn chứa nhiều tác nhân làm suy yếu miễn dịch của cơ thể.
Ung thư phổi kiêng ăn gì để hạn chế gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị?
Tác dụng phụ phổ biến nhất của điều trị ung thư phổi có thể kể tới như buồn nôn, ăn kém, sụt cân, mất nước và cảm giác mệt mỏi. Bạn có thể kiểm soát chúng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Vài loại thực phẩm có thể làm cho các tác dụng phụ này trở nên nặng hơn.

- Đối với chứng buồn nôn: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, quá cay quá nóng, có thể dẫn đến buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tiêu chảy. Thực phẩm và các gia vị nặng mùi có thể khiến bạn buồn nôn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm ít béo, nhạt và ít mùi, nêm nếm ít gia vị.
- Chán ăn: người bệnh thường chán ăn, ăn kém. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều loại thức ăn và lượng quá nhiều đồ ăn trong một bữa. Nên ăn ít một, vài giờ một lần, khoảng bốn đến sáu lần một ngày. Chọn thức ăn mà chỉ với lượng nhỏ nhưng chứa nhiều calo để thêm vào khẩu phần, chẳng hạn như bơ lạc, quả bơ, bơ hoặc phô mai. Đồng thời bạn cần được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể về việc bổ sung chất bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng để thêm calo vào chế độ ăn uống của bạn.

- Đối với tình trạng mất nước: Uống nhiều đồ uống có caffeine dễ bị mất nước, có thể gây táo bón. Hãy hạn chế uống đồ uống chứa caffein. Uống ít nhất 1.8l nước mỗi ngày bao gồm cả nước trái cây, nước khoáng, nước uống thể thao…
- Sụt cân: ngoài nguyên nhân do chán ăn, nhiều người bệnh ung thư còn lo lắng tìm hiểu ung thư phổi kiêng ăn gì từ người xung quanh, sau đó kiêng khem quá mức, dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng, thậm chí không đảm bảo sức khỏe cho đợt hóa xạ trị tiếp theo. Hãy chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cân đối và đa dạng các thực phẩm giàu calo cũng như thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt gà, cá, sữa…
- Mệt mỏi: Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng là tình trạng hay gặp. Hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn nấu sẵn ở quán ăn. Bởi vì tính an toàn cũng như khẩu vị không phù hợp, đồng thời dinh dưỡng trong suất ăn mua sẵn khó đảm bảo nhu cầu cho người bệnh ung thư. Khi bạn cảm thấy khỏe, có đủ năng lượng để vào bếp, hãy chuẩn bị sơ chế hoặc chế biến trước những món ăn, bảo quản trữ đông trong tủ lạnh. Các phần ăn làm sẵn này bạn chỉ cần hâm nóng và thưởng thức. Ngoài ra, luôn mang theo và dự trữ các thanh granola, các loại hạt, phô mai tươi hoặc phô mai sợi, bơ đậu phộng, sữa chua và trái cây để có được lượng calo lành mạnh trong lúc cần thiết.

- Bên cạnh đó, cần phải tránh rượu, bia và thuốc lá. Đây là các yếu tố thuận lợi hình thành ung thư, cũng như làm nặng thêm tổn thương và xấu đi tiên lượng bệnh.
Ung thư phổi kiêng ăn gì để không ảnh hưởng hệ miễn dịch?
Các phương pháp điều trị ngoài tập trung tiêu diệt tổ chức ác tính, còn làm tổn hại cho các tế bào bạch cầu. Vì vậy, vi sinh vật ở thực phẩm có thể dễ dàng tấn công, gây bệnh cho cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm này đều có đặc điểm chung đó là các thực phẩm tươi sống, nấu chưa chín hoặc chưa được tiệt trùng. Ung thư phổi kiêng ăn gì, cụ thể như sau:
- Tránh đồ ăn nhanh: Những thực phẩm như thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích chưa nấu chín; và món salad chế biến sẵn có thể chứa vi khuẩn listeria, thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm.
- Trứng sống: Bên trong trứng sống có thể chứa salmonella, đây là loại vi khuẩn gây ra nhiều ca ngộ độc thực phẩm và thậm chí là tử vong mỗi năm. Nên ăn trứng đã được nấu chín. Không sử dụng trứng có vỏ đã bị nứt. Không ăn trứng sống, và tránh xa những thực phẩm có thể có trứng sống, như nước sốt salad Caesar, sốt mayonnaise tự làm, Hollandaise,…

- Không uống sữa tươi và ăn các sản phẩm từ sữa khi chưa được tiệt trùng: Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, listeria và salmonella.
- Không ăn các loại rau sống, sushi: Các loại rau xanh mướt đẹp mắt, nhưng dưới những chiếc lá ấy ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, ấu trùng giun sán… Các loại động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, như hàu, có thể mang vi-rút viêm gan A, vi khuẩn tả biển Vibrio parahaemolyticus. Ngoài ra, một số loại cá ngay cả khi nấu chín cũng có thể chứa lượng thủy ngân cao. Đây là yếu tố có hại cho hệ miễn dịch của người đang điều trị ung thư phổi. Cần rửa sạch kỹ thực phẩm, và chế biến đun nấu chín trước khi ăn.
Bảo quản thực phẩm an toàn tại nhà
Không ăn bất kỳ loại thực phẩm dễ hỏng nào đã để ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 tiếng. Không ăn thức ăn thừa đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày. Thực phẩm cần rã đông thì nên chuyển xuống ngăn mát trước sẽ an toàn và hạn chế vi khuẩn gây bệnh hơn.
Ung thư phổi nên ăn gì?
Ngoài ung thư phổi cần kiêng, ung thư phổi nên ăn gì cũng là câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn. Không có thực đơn cho người ung thư phổi nào có thể chữa khỏi hay điều trị được bệnh lý ác tính này. Nhưng bạn có thể tự nâng cao sức khỏe của mình trong quá trình điều trị và hơn thế nữa thông qua việc chọn lựa chế độ ăn uống thông minh sẽ hỗ trợ cơ thể và giúp duy trì sức khỏe của bạn.
Ăn đủ đạm

Chế độ ăn cho người ung thư phổi cân đối sẽ hỗ trợ cơ thể dung nạp tốt điều trị, duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị và tăng tốc độ phục hồi. Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật ung thư phổi, thì nhu cầu dinh dưỡng khác với khi bạn đang hồi phục sau điều trị. Cơ thể bạn cần protein để sửa chữa các tế bào và mô. Các loại thịt nạc có thể kể đến như lợn nạc, thịt gà, cá… Các nguồn protein khác bao gồm: trứng, sữa ít béo, sữa chua, phô mai, các loại hạt và bơ hạt, đậu nành, miso, đậu phụ…
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ nhiều màu sắc cung cấp vitamin, khoáng và đặc biệt là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, phytochemical có thể giúp ngăn ngừa ung thư và góp phần giúp cân nặng khỏe mạnh, còn có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào. Bổ sung nhiều rau củ và trái cây rất cần thiết. Mỗi ngày bạn cần ăn 5 phần ăn rau củ trái cây, mỗi một khẩu phần là khoảng 150g tương đương 1 quả táo cỡ trung bình hoặc 1 quả lê, 1 quả chuối, hay 2 quả kiwi, 2 quả đào…

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả làm giảm mạnh mẽ tình trạng stress oxy hóa do hút thuốc, trong khi những nghiên cứu khác phát hiện ra rằng trái cây mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả những người không hút thuốc.
Tinh bột
Tinh bột cung cấp năng lượng không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày. Bạn nên lựa chọn nguồn ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các loại tinh chế. Một vài ví dụ gợi ý cho bạn cân nhắc: gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch…
Chất béo lành mạnh
Axit béo omega-3 và các chất béo lành mạnh khác hỗ trợ bảo vệ não bộ, đồng thời giảm viêm trong cơ thể. ALA có nhiều trong dầu thực vật, như hạt lanh, hạt chia, đậu nành, dầu hạt cải, quả chó chó… DHA và EPA ở trong cá, dầu cá, vi tảo… Các loại cá giàu omega-3: cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá tầm, cá thu,…

Xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi đơn giản, dễ thực hiện
Bạn không nhất thiết phải sửa đổi toàn bộ chế độ ăn uống của mình. Chế độ ăn cho người ung thư phổi không phải ai cũng giống nhau, người khác bị ung thư phổi kiêng ăn gì bạn không nhất thiết phải làm đúng hoàn toàn giống họ, mà tùy vào thực tế mỗi người. Nếu bạn cảm thấy khỏe, không có tác dụng phụ khi điều trị, không giảm cân hoặc ăn kém thì chỉ cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng chất lượng vào chế độ ăn uống của mình. Những thay đổi dễ dàng như tăng cường thêm đa dạng trái cây vào bữa phụ, thay đổi ngũ cốc nguyên hạt, tăng thêm các món ăn từ cá thay vì thịt như thói quen trước đây.
Như vậy, theo dược sĩ Kuren Fucoidan dinh dưỡng không điều trị ung thư phổi. Tuy nhiên, dinh dưỡng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi, nhờ vào tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tiềm tàng của thực phẩm. Khi có chế độ ăn hợp lý, nhận biết được ung thư phổi kiêng ăn gì, cần ăn loại nào, chúng ta chủ động hơn, tự tin hơn, và mạnh mẽ hơn đứng trước bệnh tật, và sẵn sàng vượt qua nó. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm các sản phẩm Fucoidan, ví dụ như Kuren Fucoidan nhé!